Rượu sake làm từ quả sake?

 Ở Việt Nam có một loại cây người ta gọi là cây “sa kê”. Nhiều người nghe nói rượu “sa kê” thì nghĩ là rượu được làm từ quả của cây “sa kê”. Thực ra không phải vậy. Rượu “sa kê” được làm với nguyên liệu chính là gạo, men koji và nước.

Xem tiếp »

Gạo phải là loại được tuyển chọn đặc biệt, được chà sát kỹ lưỡng để làm sạch, loại bỏ protein và những chất có thể ảnh hưởng đến hương vị của rượu, giữ lại phần tinh túy và thuần khiết nhất của hạt gạo. Nước thì phải là nước thiên nhiên thật tinh khiết. Vì vậy người ta thường lấy nước ngầm hoặc nước tan chảy từ băng tuyết trên những rặng núi khi mùa xuân về.

1: Gạo ban đầu có màu nâu 2: Gạo được mài mất 40%, cho ra tỉ lệ đánh bóng 60% 3: Gạo có tỉ lệ đánh bóng 50%, dùng để sản xuất sake ginjo-shu. 4: Gạo có tỉ lệ đánh bóng 40%, dùng để sản xuất sake daiginjo-shu.

 

 

1: Gạo ban đầu có màu nâu
2: Gạo được mài mất 40%, cho ra tỉ lệ đánh bóng 60%
3: Gạo có tỉ lệ đánh bóng 50%, dùng để sản xuất sake ginjo-shu.
4: Gạo có tỉ lệ đánh bóng 40%, dùng để sản xuất sake daiginjo-shu.

Kỹ thuật sản xuất rượu sake là độc nhất vô nhị trên thế giới, quá trình xử lý vi khuẩn có hại của người Nhật áp dụng khi sản xuất rượu sake tương tự như của nhà khoa học người Pháp Louis Pasteur (1822-1895) đề ra, nhưng các nhà nghiên cứu rượu sake khẳng định kỹ thuật của người Nhật đi trước Pasteur tới 300 năm.

Việc sử dụng tởi 3 loài sinh vật trong tự nhiên trong quá trình lên men ủ rượu cũng là sake trở nên khác biệt so với các loại rượu khác. Đó là bào tử koji để tạo nấm mốc koji, vi khuẩn a xit lactic để ổn định mạch nha và men để ủ mạch nha thành rượu. Nhờ đó tạo ra nồng độ cồn rất cao.

Quy trình sản xuất: 

1. Rửa và ngâm gạo
Trước khi hấp, gạo được chuyển vào máy rửa để loại bỏ sạch cám. Sau đó, gạo được ngâm để có thể hút đủ lượng nước cho quá trình hấp tiếp theo. Hạt gạo được chà nhiều chừng nào thì quá trình hấp thu nước càng nhanh và rút ngắn quá trình ngâm gạo.

2. Hấp gạo

Quá trình hấp gạo làm cho lõi hạt gạo trở nên mềm trong khi vỏ vẫn cứng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho men Koji và men cái hoạt động tốt hơn

3. Làm men koji
Koji là thành phần trung tâm của toàn bộ quá trình sản xuất rượu sake và shochu. Koji chuyển hoá tinh bột gạo thành đường glucose. Về hình thức, Koji như những bụi phấn màu đen rải trên gạo đã hấp khi để ở môi trường nhiệt độ lạnh. Sau đó được đem vào một phòng đặc biệt có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Sự phát triển của Koji luôn được kiểm tra trong vài ngày

Men koji, gạo hấp và nấm men thuần khiết được trộn lẫn. Sau khoảng 2 tuần, mật độ tế bào nấm men có thể đạt 100 triệu tế bào trong khoảng 1 muỗng cafe.

4. Lên men

Vắt Sake tươi: Sau một thời gian lên men nhất định của từng loại rượu Sake tuỳ theo kết quả phân tích đạt yêu cầu, Sake được chuyển sang vắt trong phòng lạnh khoảng 8oC để cho ra Sake tươi (còn nguyên, chưa xử lý).

5. Thanh trùng

 Sake tươi được đưa sang lọc và diệt men ở máy thanh trùng

6. Lưu trữ

Đóng chai Sake được ủ trong các bồn lớn với nhiệt độ thích hợp một thời gian trước khi đưa ra đóng chai.

Toàn bộ quá trình sản xuất kéo dài từ 25-30 ngày.

Quy trình đóng chai đảm bảo vệ sinh tuyệt đối từ rửa chai, đóng nút , dán nhãn đều được thực hiện bằng máy . 

Chất lượng của các loại rượu sake được căn cứ theo loại gạo nào dùng làm nguyên liệu, tỉ lệ mài bóng bao nhiêu, thời điểm sản xuất, thời gian ủ lên men và cả nguồn nước nữa. 

Để lại một bình luận

Giỏ hàng
Lên đầu trang